NGÀNH NGÔN NGỮ NHẬT

I. Thông tin tổng quát
Mã trường: DDF
Mã ngành đào tạo: 7220209
Chỉ tiêu: 115
Trình độ đào tạo: Đại học
Văn bằng tốt nghiệp: Đại học
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 5 của “Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non” ban hành theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT), cụ thể như sau:
– Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;
– Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.
– Đạt ngưỡng đầu vào do Bộ GD&ĐT và Nhà trường quy định;
– Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với thí sinh khuyết tật bị suy giảm khả năng học tập, Trường thực hiện các biện pháp cần thiết và tạo điều kiện tốt nhất để thí sinh có nguyện vọng
– Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.
Điều kiện tốt nghiệp:
– Cho đến thời điểm tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
– Tích lũy đủ số học phần quy định trong chương trình đào tạo;
– Điểm chung bình chung tích lũy của toàn khoá học đạt từ 2,00/4,00 trở lên;
– Có Chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng và Giáo dục Thể chất.
– Đạt Chuẩn đầu ra CTĐT.

II. Phương thức và Tổ hợp xét tuyển
1. Tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT (Mã xét tuyển: 301)
(Xem chi tiết tại đây)

2. Xét tuyển theo đề án của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng (Mã xét tuyển: 303)
(Xem chi tiết tại đây)

3. Tổ hợp xét theo kết quả học tập THPT (Học bạ) (Mã xét tuyển: 200)
(Xem chi tiết tại đây)

TT Tổ hợp Mã Tổ hợp
1 Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh D01
2 Ngữ văn + Toán + Tiếng Nhật D06
3 Toán + Địa lý + Tiếng Anh D10

4. Xét tuyển dựa vào kết quả kiểm tra trình độ năng lực của ĐHQG Tp. HCM năm 2024 (Mã xét tuyển: 402)
(Xem chi tiết tại đây)

5. Tổ hợp xét theo điểm thi THPT (Mã xét tuyển: 100)
(Xem chi tiết tại đây)

TT Tổ hợp Mã Tổ hợp
1 Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh D01
2 Ngữ văn + Toán + Tiếng Nhật D06

III. Chuẩn đầu ra của chương trình:
Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Nhật có khả năng:
Mã CĐR
Nội dung chuẩn đầu ra
Về kiến thức
PLO1 Áp dụng kiến thức về khoa học chính trị, khoa học xã hội, pháp luật, kinh tế vào hoạt động nghề nghiệp và học thuật.
PLO2 Phân tích được các vấn đề ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, văn học của Nhật Bản.
PLO3 Thể hiện kỹ năng ngôn ngữ tiếng Nhật một cách tự nhiên trước các vấn đề trong nhiều bối cảnh khác nhau, đạt bậc 5/6 Khung Năng lực ngoại ngữ quốc gia hoặc chứng chỉ N2 Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT hoặc tương đương khác.
PLO4 Biên phiên dịch thành thạo ở các lĩnh vực đa dạng; đánh giá kết quả dịch thuật; tổ chức thực hiện dự án dịch thuật.
PLO5 Ứng dụng được công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc, đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy định.

Về kỹ năng
PLO6 Giao tiếp, thuyết trình và bảo vệ được quan điểm cá nhân.
PLO7 Sử dụng được ngoại ngữ 2, đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ theo quy định.
PLO8 Giải quyết các vấn đề phức tạp trong hoạt động nghề nghiệp và học thuật.
PLO9 Thể hiện tư duy phản biện, sáng tạo và khởi nghiệp.

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
PLO10 Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều hành, giám sát, đánh giá và cải thiện hiệu quả hoạt động cụ thể.
PLO11 Thể hiện trách nhiệm công dân, tác phong chuyên nghiệp, đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp và học thuật, đủ sức khỏe để thực hiện công việc.
PLO12 khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm hiệu quả hướng đến năng lực học tập suốt đời.

IV. Cơ hội việc làm và khả năng học tập sau đại học
Cơ hội việc làm
Người học tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Nhật có thể đảm nhận các vị trí công việc:
– Dịch thuật, công tác hành chính – văn phòng, quan hệ công chúng, giao dịch với khách hàng trong các công ty, cơ quan ngoại giao, cơ quan văn hóa, giáo dục, kinh tế có sử dụng tiếng Nhật;
– Nghiệp vụ bán hàng, dịch vụ khách hàng, marketing, hành chính – tổng vụ cho các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản hoặc doanh nghiệp có đối tác Nhật Bản;
– Điều hành, quản lý nghiệp vụ tại các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản hoặc doanh nghiệp có đối tác Nhật Bản;
– Điều phối và quản lý các dự án hợp tác Việt – Nhật tại các cơ quan ngoại giao, tổ chức phi chính phủ, cơ quan văn hóa, giáo dục, kinh tế, trung tâm, công ty dịch thuật;
– Lễ tân tại các khách sạn, nhà hàng có khách là người Nhật Bản;
– Hướng dẫn viên du lịch cho khách du lịch đến từ Nhật Bản (sau khi bổ sung thêm chứng chỉ hành nghề theo quy định của Nhà nước);
– Cán bộ giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, trung tâm đào tạo tiếng Nhật (sau khi bổ sung thêm những chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo qui định của Nhà nước);
– Tự tạo việc làm cho mình và cho người khác.
Khả năng học tập sau đại học
Tùy theo nhu cầu và mục tiêu học tập, người học sau khi tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Nhật có thể theo học các bậc học Sau đại học được đào tạo tại Nhật Bản hoặc Việt Nam như ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Nhật, ngành ngôn ngữ Nhật, ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, ngành Nhật Bản học, ngành Quản trị kinh doanh, Truyền thông báo chí v.v..

V. Thông tin liên hệ:
Trang Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng:
Website: https://tuyensinh.ufl.udn.vn
Email: tuyensinh@ufl.udn.vn

Tư vấn tuyển sinh: https://forms.gle/ngP8v2NcmHmcZBdb6

Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Nhật Bản, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng:
Website: https://nnvhnhatban.ufl.udn.vn
Email: nnvhnhatban@ufl.udn.vn