NGÀNH HÀN QUỐC HỌC

I. Thông tin tổng quát
Mã ngành đào tạo: 7310614
Chỉ tiêu: 40
Trình độ đào tạo: Đại học
Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT
Thời gian đào tạo: 4 năm
Điều kiện tốt nghiệp:
– Cho đến thời điểm tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
– Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo được quy định;
– Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học đạt từ 2.00 trở lên;
– Đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ theo quy định của Trường;
– Đạt chuẩn đầu ra về công nghệ thông tin theo quy định của Trường;
– Có chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng và Giáo dục Thể chất.

II. Phương thức và Tổ hợp xét tuyển
1. Tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT (Mã xét tuyển: 301)
(Xem chi tiết tại đây)

2. Xét tuyển theo đề án của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng (Mã xét tuyển: 303)
(Xem chi tiết tại đây)

3. Tổ hợp xét theo kết quả học tập THPT (Học bạ) (Mã xét tuyển: 200)
(Xem chi tiết tại đây)

TT Tổ hợp Mã Tổ hợp
1 Ngữ Văn + Lịch sử + Tiếng Anh*2  D14
2 Ngữ Văn + Lịch sử + Tiếng Hàn*2  DH5
3 Ngữ Văn + Toán + Tiếng Anh*2 D01
4 Ngữ văn + Địa lý + Tiếng Anh*2  D15

4. Xét tuyển dựa vào kết quả kiểm tra trình độ năng lực của ĐHQG Tp. HCM năm 2024 (Mã xét tuyển: 402)
(Xem chi tiết tại đây)

5. Tổ hợp xét theo điểm thi THPT (Mã xét tuyển: 100)
(Xem chi tiết tại đây)

TT Tổ hợp Mã Tổ hợp
1 Toán + KHXH + Tiếng Anh*2 D96
2 Ngữ văn + KHXH + Tiếng Anh*2  D78
3 Ngữ Văn + Toán + Tiếng Anh*2  D01
4 Toán + Lịch sử + Tiếng Anh*2  D09

III. Chuẩn đầu ra của chương trình:
Người học khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Hàn Quốc học của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng có khả năng:
PLO1. Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng về đất nước và con người Hàn Quốc.
PLO2. Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật.
PLO3. Sử dụng các kỹ năng thực hành ngoại ngữ và công nghệ thông tin trong học tập và công việc.
PLO4. Thực hiện nghiên cứu khoa học về các chủ đề có liên quan đến ngành Hàn Quốc học.
PLO5. Đánh giá xu hướng giao thoa văn hoá, văn học và phát triển của ngôn ngữ Hàn Quốc.
PLO6. Phát triển tư duy phản biện, tư duy độc lập và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
PLO7. Phát triển tư duy sáng tạo và khởi nghiệp.
PLO8. Xây dựng kỹ năng học tập suốt đời, có thái độ sống tích cực.
PLO9. Ứng dụng luật pháp, nghiệp vụ, đạo đức, quyền và nghĩa vụ công dân vào thực tế cuộc sống.

IV. Cơ hội việc làm và khả năng học tập sau đại học
Cơ hội việc làm
Người học tốt nghiệp ngành Hàn Quốc học của Trường ĐHNN – ĐHĐN có khả năng tiếp cận những cơ hội việc làm như sau:
Nghiên cứu viên, giáo viên giảng dạy & nghiên cứu: có khả năng nghiên cứu trong các trung tâm, đơn vị nghiên cứu về Hàn Quốc học trong và ngoài nước. Có khả năng giảng dạy các đối tượng học viên là người Việt học tiếng Hàn. Tham gia vào các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Sau khi người học hoàn thành thêm khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm thì có thể tham gia vào giảng dạy tiếng Hàn bậc phổ thông.
Biên dịch viên, Phiên dịch viên, Biên tập viên: có khả năng làm việc độc lập với tư cách là biên dịch viên, phiên dịch viên hoặc biên tập viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Hàn, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nhà nước hoặc tư nhân, trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Có khả năng điều phối và quản lý các dự án hợp tác Việt – Hàn tại các cơ quan ngoại giao, tổ chức phi chính phủ, cơ quan văn hóa, giáo dục, kinh tế, trung tâm, công ty dịch thuật.
Nhân viên truyền thông, ngoại giao, văn thư: có khả năng làm các công việc về tiếp thị, truyền thông, quảng cáo, ngoại giao, quản lý website, quản lý văn bản, làm việc tại thư viện và bảo tàng.
Thư ký văn phòng, Lễ tân, Trợ lý đối ngoại, Hướng dẫn viên du lịch: có khả năng làm việc trong các văn phòng của các công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón tiếp khách quốc tế, tổ chức các tour du lịch, xử lý các công việc có liên quan đến năng lực nói, viết tiếng Hàn; phụ trách mảng dịch vụ khách hàng, marketing, hành chính – tổng vụ cho các công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc hoặc doanh nghiệp có đối tác Hàn Quốc. Sau khi bổ sung thêm chứng chỉ hành nghề theo quy định của Nhà nước, người học có thê trở thành hướng dẫn viên du lịch cho khách du lịch đến từ Hàn Quốc.
Tự tạo việc làm cho mình và người khác.

Khả năng học tập sau đại học
Tùy theo nhu cầu và mục tiêu học tập, người học sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành ngôn ngữ Hàn Quốc có thể theo học các bậc học Sau đại học được đào tạo tại nước ngoài hoặc Việt Nam như ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Hàn, ngành ngôn ngữ Hàn Quốc, ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, ngành Hàn Quốc học, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Truyền thông báo chí, ngành Ngữ văn tiếng Hàn, ngành Biên phiên dịch tiếng Hàn v.v.

V. Thông tin liên hệ:
Trang Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng:
Website: https://tuyensinh.ufl.udn.vn
Email: tuyensinh@ufl.udn.vn

Tư vấn tuyển sinh: https://forms.gle/ngP8v2NcmHmcZBdb6

Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng:
Website: https://nnvhhanquoc.ufl.udn.vn
Email: nnvhhanquoc@ufl.udn.vn