I. Thông tin tổng quát
Mã ngành đào tạo: 7220203
Chỉ tiêu: 90
Trình độ đào tạo: Đại học
Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân
Đối tượng tuyển sinh: học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học
Thời gian đào tạo: 4 năm
Điều kiện tốt nghiệp:
– Cho đến thời điểm tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
– Tích lũy đủ số học phần quy định trong chương trình đào tạo;
– Điểm chung bình chung tích lũy của toàn khoá học đạt từ 2,00/4,00 trở lên;
– Có Chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng và Giáo dục Thể chất.
– Đạt Chuẩn đầu ra. (Thực hiện theo Quyết định về chuẩn đầu ra về Ngoại ngữ và Tin học của Hiệu trưởng Trường Đại học ngoại ngữ).
II. Phương thức và Tổ hợp xét tuyển
1. Tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT (Mã xét tuyển: 301)
(Xem chi tiết tại đây)
2. Xét tuyển theo đề án của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng (Mã xét tuyển: 303)
(Xem chi tiết tại đây)
3. Tổ hợp xét theo kết quả học tập THPT (Học bạ) (Mã xét tuyển: 200)
(Xem chi tiết tại đây)
TT | Tổ hợp | Mã Tổ hợp |
1 | Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh | D01 |
2 | Ngữ văn + Toán + Tiếng Pháp | D03 |
3 | Toán + Địa lý + Tiếng Anh | D10 |
4 | Ngữ văn + Địa lý + Tiếng Anh | D15 |
4. Xét tuyển dựa vào kết quả kiểm tra trình độ năng lực của ĐHQG Tp. HCM năm 2024 (Mã xét tuyển: 402)
(Xem chi tiết tại đây)
5. Tổ hợp xét theo điểm thi THPT (Mã xét tuyển: 100)
(Xem chi tiết tại đây)
TT | Tổ hợp | Mã Tổ hợp |
1 | Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh | D01 |
2 | Ngữ văn + Toán + Tiếng Pháp | D03 |
3 | Toán + Khoa học xã hội + Tiếng Anh | D96 |
4 | Ngữ văn + Khoa học xã hội + Tiếng Anh | D78 |
III. Chuẩn đầu ra của chương trình:
Người học tốt nghiệp CTĐT ngành Ngôn ngữ Pháp tại Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra như sau:
PLO1: Vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học chính trị và pháp luật trong việc rèn luyện phẩm chất chính trị của người học.
PI 1.1: Vận dụng được những nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin trong việc rèn luyện phẩm chất chính trị của người học.
PI 1.2: Vận dụng được tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, pháp luật Việt Nam trong thực tiễn.
PLO2: Vận dụng được các kiến thức khoa học xã hội (ngoài ngôn ngữ Pháp) và công nghệ thông tin để làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, liên văn hóa.
PI2.1: Vận dụng được các kiến thức về khoa học xã hội trong môi trường học tập và nghiên cứu.
PI2.2: Vận dụng được các kiến thức và kỹ năng của ngoại ngữ thứ 2 (đạt trình độ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương) trong môi trường đa ngôn ngữ, liên văn hóa.
PI2.3: Vận dụng được các kiến thức tin học (đạt chuẩn theo quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện hành) trong môi trường học tập và nghiên cứu.
PLO3: Sử dụng thành thạo tiếng Pháp (đạt trình độ bậc 5 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương) trong giao tiếp và các hoạt động thực tiễn.
PI 3.1: Có thể nghe hiểu được diễn văn, chương trình truyền hình hoặc phim bằng tiếng Pháp một cách dễ dàng.
PI 3.2: Có thể diễn đạt ý tưởng hoặc ý kiến một cách rõ ràng về những chủ đề phức tạp.
PI 3.3: Có thể hiểu được các văn bản, thông tin hoặc bài báo dài và có độ phức tạp cao bằng tiếng Pháp.
PI 3.4: Có thể viết được những chủ đề phức tạp bằng tiếng Pháp trong một lá thư, một bài luận hoặc một báo cáo có độ dài tối thiểu 250 từ.
PI 3.5: Có thể sử dụng được các kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hóa Pháp và cộng đồng Pháp ngữ trong các hoạt động thực tiễn.
PLO4: Có kỹ năng làm việc theo nhóm hiệu quả
PLO5: Có khả năng phản biện và tư duy sáng tạo khởi nghiệp
PI 5.1: Có khả năng phản biện trong giao tiếp và xử lý tình huống.
PI 5.2: Có khả năng đề xuất các ý tưởng mới phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề thực tiễn/khởi nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực có sử dụng tiếng Pháp.
PLO6: Có khả năng tự học, tự định hướng để phát triển nghề nghiệp cá nhân.
PI 6.1: Có khả năng tự học hỏi và nâng cao kiến thức.
PI 6.2: Có khả năng tự định hướng để phát triển nghề nghiệp cá nhân.
PLO7: Có khả năng quản lý và đánh giá hiệu quả công việc.
PI 7.1: Có thể quản lý công việc một cách chuyên nghiệp.
PI 7.2: Có thể đánh giá hiệu quả công việc.
PLO8A: Có khả năng thực hiện được biên phiên dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và ngược lại.
PI 8A.1: Có khả năng biên dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và ngược lại
PI 8A.2: Có khả năng phiên dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và ngược lại
PLO8B: Có khả năng thực hiện được nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.
PI 8B.1: Có khả năng tổ chức và xây dựng chương trình thăm quan du lịch
PI 8B.2: Có khả năng nhận diện tâm lý du khách và thuyết minh cho cuộc thăm quan
PLO8C: Có khả năng thực hiện các tác vụ truyền thông; xây dựng kế hoạch và tổ chức các sự kiện.
PI 8C.1: Có khả năng thực hiện các tác vụ truyền thông.
PI 8C.2: Có khả năng xây dựng kế hoạch và tổ chức các sự kiện .
IV. Cơ hội việc làm và khả năng học tập sau đại học
1. Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp CTĐT ngành Ngôn ngữ Pháp có thể làm việc tại các cơ quan nghiên cứ ngôn ngữ, các doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Pháp, tại các đơn vị, cơ quan có liên quan đến báo chí và truyền thông đại chúng như các cơ quan văn hóa – tư tưởng, các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, chính trị xã hội và các công ty về du lịch …
2. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sinh viên có thể theo học các ngành sau đại học trong nước như: Ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ đối chiếu hoặc theo học các ngành về ngôn ngữ, truyền thông và du lịch ở các nước có sử dụng tiếng Pháp.
V. Thông tin liên hệ:
Trang Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng:
Website: https://tuyensinh.ufl.udn.vn
Email: tuyensinh@ufl.udn.vn
Tư vấn tuyển sinh: https://forms.gle/ngP8v2NcmHmcZBdb6
Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng:
Website: https://khoaphap.ufl.udn.vn
Email: fr@ufl.udn.vn