NGÀNH TIẾNG VIỆT VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

I. Thông tin tổng quát
Mã ngành đào tạo: 7220101
Chỉ tiêu: 5
Trình độ đào tạo: Đại học
Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân
Đối tượng tuyển sinh: học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học; có chứng chỉ trình độ tiếng Việt do cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Điều kiện tốt nghiệp:
– Cho đến thời điểm tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
– Tích lũy đủ số học phần quy định trong chương trình đào tạo;
– Điểm chung bình chung tích lũy của toàn khoá học đạt từ 2,00/4,00 trở lên;
– Có Chứng chỉ Giáo dục Thể chất.
– Đạt Chuẩn đầu ra. (Thực hiện theo Quyết định về chuẩn đầu ra về Ngoại ngữ và Tin học của Hiệu trưởng Trường Đại học ngoại ngữ).

II. Phương thức xét tuyển: Xét tuyển

III. Chuẩn đầu ra của chương trình:
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam có khả năng:
CĐR1. Ứng dụng kiến thức khoa học về xã hội và nhân văn Việt Nam trong công việc.
CĐR2. Phân tích các vấn đề, hiện tượng thuộc đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo của các dân tộc Việt Nam.
CĐR3. Phát triển các kỹ năng thực hành và nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, xã hội Việt Nam trong công việc và trong cuộc sống hằng ngày.
CĐR4. Phát triển tư duy độc lập, phản biện và năng lực làm việc nhóm hiệu quả.
CĐR5. Xây dựng được kỹ năng học tập suốt đời.
CĐR6. Ứng dụng kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt trong hoạt động nghề nghiệp và thực tế cuộc sống.
CĐR7. Ứng dụng các quy định về pháp luật, đạo đức, nghiệp vụ, quyền lợi và trách nhiệm công dân vào thực tế cuộc sống tại Việt Nam. 

IV. Cơ hội việc làm và khả năng học tập sau đại học
Cơ hội việc làm
Chương trình đào tạo ngành Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam có mục tiêu đào tạo sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở vị trí nghề nghiệp trong các cơ quan như sau:
– Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường, viện nghiên cứu về các chuyên ngành liên quan tới tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam.
– Làm công tác đối ngoại tại các cơ quan ngoại giao, báo chí – truyền thông, du lịch.
– Làm việc tại các cơ quan đại diện của nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài.
– Làm việc tại các liên doanh, công ty và doanh nghiệp tư nhân.
Khả năng học tập sau đại học
-Tích lũy và vận dụng được kiến thức đã học để tiếp tục học tập, nghiên cứu sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
– Vận dụng được kiến thức đã học để tiếp cận, nắm bắt, vận dụng vào những lĩnh vực chuyên môn chưa học chuyên sâu ở nhà trường.
– Tiếp cận được khoa học công nghệ mới, tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã hội, cũng như nâng cao trình độ để tiếp nhận những vị trí quản lý ở các cơ quan, doanh nghiệp.

V. Thông tin liên hệ 
Trang Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng:
Website: https://tuyensinh.ufl.udn.vn
Email: tuyensinh@ufl.udn.vn

Tư vấn tuyển sinh: https://forms.gle/ngP8v2NcmHmcZBdb6

Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng:
Website: http://khoaqth.ufl.udn.vn
Email: interstudiesdn@ufl.udn.vn